Tháng Tám, nhớ em không?

Image

Sau khi hoàn tất kỳ thi đại học, Đoản dốc sạch toàn bộ tiền tiết kiệm, đặt một tấm vé, bay về phương Nam. Không để làm gì cả. Có lẽ là một dạng nổi loạn của tuổi trẻ. Để chống lại những năm tháng toàn tâm toàn ý nghe lời bố mẹ. Thi đại học là nguyện vọng cuối cùng cậu làm theo mong muốn của gia đình, Đoản quyết định. Vậy nên, biểu hiện chống đối đầu tiên của cậu là trốn nhà đi tới một nơi xa. Xa nhất trong tưởng tượng của Đoản chính là Sài Gòn.

Nhìn lại tấm vé một lần, Đoản đưa mắt tìm kiếm ghế ngồi. Chỗ của cậu gần cuối máy bay. Cậu lần lượt bỏ balo xuống, đặt gọn vào khoang hành lý. Sau đó thả mình xuống ghế ngồi, ngắm nhìn bầu trời đen kịt qua ô cửa.

– Cậu có biết điều tuyệt vời nhất của bay đêm là gì không?

Tiếng nói vang lên từ bên cạnh.

Đoản quay sang, nhìn thấy một phụ nữ đang nhìn cậu mỉm cười. Chị ta có gương mặt sắc sảo, nhưng trầm buồn. Tóc ngắn, lông mày rậm. Không trang điểm, ngoại trừ một lớp son mỏng. Trên người chị ta mặc chiếc váy màu be nhã nhặn, cardigan khoác ngoài màu rêu xanh.

– Em không biết. – Đoản nói.

– Cậu có thể ngắm sao đấy. Cậu sẽ có cảm giác chúng ở ngay chung quanh cậu, lấp lánh như những ánh đèn led gắn lên cây thông giáng sinh.

– Thật sao ạ? – Đoản hơi ngạc nhiên.

Chị cười lớn, nói, cậu chưa từng thử sao. Đoản bảo, chưa từng, đây là lần đầu tiên em đi máy bay.

Continue reading

Advertisement

gặp trời xanh vào lúc nửa đêm

van-gogh-starry-starry-night

“Thời gian thích hợp gặp một người thích hợp là hạnh phúc.
Thời gian thích hợp gặp một người không thích hợp là sai lầm.
Thời gian không thích hợp gặp một người không thích hợp là viển vông.
Thời gian không thích hợp gặp một người thích hợp là nuối tiếc.”

Ba giờ hai mươi hai phút sáng. Anh còn nhớ rất rõ.

Khi ấy, vừa hoàn tất dự án đeo đuổi anh cả tháng trời, cơ thể như trút hẳn một gánh nặng. Anh thở phào, liếc nhìn đồng hồ treo tường, vươn vai xoay người, cầm lấy ly nước lọc trên bàn rồi uống một ngụm lớn. Trong máy tính của anh, Mischa Maisky vẫn đang say sưa với cây đàn Violoncello. Bản Gavotte trong tổ khúc cello số 6 của Bach mang theo chút không khí của miền quê nước Pháp tràn vào căn phòng làm việc. Anh rót thêm một ly nước lọc rồi đăng nhập lên mạng KGS. Giờ thì chẳng thể nào ngủ được nữa, anh nghĩ. Dẫu sao thì mai cũng là cuối tuần, mình có thể ngủ bù sau.

Continue reading

cờ mù

go-game

Năm lớp sáu, hai thằng được xếp ngồi cạnh nhau. Cả hai trông đều lầm lì ít nói nên chẳng thằng nào thèm bắt chuyện. Mãi tới một hôm thằng này thấy thằng kia ôm mấy cuốn truyện tranh tới lớp, say sưa đọc, bèn hỏi:

– Đọc gì thế?

– Truyện.

– Truyện gì?

– Truyện tranh.

Thằng này nóng mặt quay đi thì thằng kia đẩy sang cho một quyển,bảo, thích thì đọc thử. Đó là cuốn truyện tranh đầu tiên thằng này đọc trong đời. Một cuốn truyện về cờ vây.

Ở cái thị trấn nhỏ này chỉ có độc một hàng thuê truyện. Số lượng thì ít, lại phải chờ rất lâu. Một bộ truyện mà thiếu đi vài cuốn là bình thường. Sau bữa đó, hai thằng tự động chung tiền thuê và thay phiên nhau đi lấy – trả truyện. Đọc được chừng chục cuốn thì thằng kia lôi về một quyển luật cờ vây căn bản, vỗ ngực khoe công sức cả buổi lục tung cái thư viện tỉnh lên. Quyển sách mỏng tang, cũ mèm, đượm mùi thời gian và thiếu hơi người đụng tới. Hai thằng tranh nhau đọc, rồi tích góp giấy nháp kẻ ô để chơi những ván 9×9 đầu tiên với bút chì. Chơi xong lại tẩy đi, cho tới khi tờ giấy nhàu nát không còn dùng được nữa.

Sau cùng, đến giấy cũng chẳng đủ để chơi, thằng này mới nghĩ ra sáng kiến chơi cờ mù*. Hai thằng không dùng giấy nữa, mỗi thằng lần lượt đọc tọa độ giao điểm trên bàn cờ. Như thế, vừa không lo tốn giấy, lại có thể chơi với nhau bất cứ lúc nào. Ban đầu, việc nhớ hết những nước cờ của hai bên dường như là quá sức. Cả hai thường xuyên tranh cãi xem chỗ đấy là ai đi, hình cờ như thế nào.. Cãi tới khi mệt lả, rồi lại cười xòa bày ra chơi một ván khác. Chơi nhiều đến mức đã nắm rõ nước đi của nhau, nhắm mắt là có thể hình dung ra ngay ván cờ thực. Một thằng chỉ thiên về lấy đất, còn một thằng luôn thích đẩy ra giao tranh.

Continue reading