đọc “Việc làng” – Ngô Tất Tố

bia1-vieclang28-4

Đọc Việc Làng của Ngô Tất Tố mới thấy rõ sự khác biệt của báo chí ngày nay và báo chí…ngày đó. Nếu như bây giờ ta đọc Thanh Niên, Tuổi Trẻ,.. thấy những sự việc đơn nhất được kể ra, thì tập phóng sự của Ngô Tất Tố (đăng trên tuần san Hà Nội tân văn) lại là những mảng báo khái quát thành những trang văn.

Tất cả tên người và địa danh đều được giấu đi, chỉ còn giữ lại cái tổng quan. Bởi đó đều là những điều không-của-riêng-ai, thôn xóm nào cũng gặp, làng quê nào cũng chung. Cho tới bây giờ, bây giờ là năm 2014, tôi đọc vẫn chưa thấy có gì cũ đi. Có thể đã thay tục này, lệ kia, nhưng cái cốt lõi “phép vua thua lệ làng” với những luật ngầm vẫn trì ám con người ta in như vậy.

Ngày xưa đọc “Nghệ thuật băm thịt gà” trong sách giáo khoa chỉ thấy vui, thấy bác Mới giỏi nhỉ. Giờ nghiền ngẫm đủ 16 mảnh ghép của chốn hương thôn Bắc kỳ, mới thấy rùng mình. Một cái cỗ oản tuần sóc đã oằn vai người đàn ông thành bướu lạc đà, đã khiến tác giả quả quyết “ai bảo xương cứng, tôi xin nhất định cãi là xương dẻo”. Bởi để làm bệ đỡ cho những thúng kĩu kịt thì cái xương vai đã cong lõm hẳn xuống, chẳng khác gì chiếc vòng cung. Vậy mà vẫn chưa xong, ông còn phải dỡ luôn hai gian nhà làm củi bán đi lấy tiền mua gạo. Trong lúc người ta gật gù khen ông ấy tháo vát, khen oản của ông ấy tốt và chuối của ông ấy mẫm, thì tác giả chỉ dám hỏi một câu ái ngại “Bao giờ ông lại sửa tuần sóc thứ hai?”.

Continue reading

Advertisement